NGUYÊN LÝ CHUNG PHẦN CỨNG & PHẦN MỀM

PC VIDEO EDITING

Là một người thiết kế đồ họa bạn sẽ cần một máy tính tuyệt vời Để tối hóa khối lượng công việc và có trải nghiệm làm việc một cách nhanh chóng cũng như hiệu quả.

Một bộ máy tính đồ họa tốt là một bộ máy tính được chọn từ những linh kiện chất lượng và phù hợp với nhau, cũng như nó được lựa chọn để phù hợp cho từng mục đích sử dụng nhất định của bạn.

VIDEO EDITING

KIẾN THỨC VỀ PHẦN MỀM

PC GRAPHIC DESIGN

QUY TRÌNH EDIT VIDEO PHỔ BIẾN

1.Tải source,hình ảnh data vào phần mềm

2.Tạo timeline và sắp xếp các cảnh lại với nhau thành một mạch video có trình tự (có cắt thô).

3. Preview time line lại nhiều lần để có thể thêm, cắt, chỉnh sửa, chèn hiệu ứng , chọn tiêu đề,chuyển tiếp,add plugin,….

4.Thêm hiệu ứng, âm thanh,âm nhạc,…

5.Render video ra chuẩn file định dạng mong muốn và lưu trữ lại nó.

Từ quá trình trên chúng ta hoàn toàn có thể phân tích về phần cứng đáp ứng theo yêu cầu cơ bản trên.

  1. Phần mềm sẽ đọc và đưa dữ liệu của bạn vào từ thiết bị lưu trữ của bạn ( thẻ nhớ, usb, ổ cứng,.. )
  2. Phần mềm sẽ phải decode các cảnh quay này từ dữ liệu trong ổ cứng thành video hình ảnh bạn có thể thấy được trên phần mềm.
  3. Phần mềm sẽ thao tác hiệu ứng, phân màu, cắt ghép,… theo thao tác mà bạn dùng trong phần mềm.
  4. Sau khi thao tác xong thì cảnh quay hay video này sẽ được lưu trữ tạm trong Ram nhờ vậy mà bạn có thể Preview timeline real-time để có thể xem xét, chỉnh sửa lại.
  5. Sau khi hoàn tất chỉnh sửa phần mềm sẽ phải Encode cảnh quay hoặc video đó thành định dạng mà bạn mong muốn như ( H264, MP4,…. )
  6. Sau đó sẽ lưu trữ video đã endcode này vào thiết bị lưu trữ mà bạn lựa chọn như USB, ổ cứng rời, ổ cứng trong máy…

Từ quá trình trên chúng ta có thể chia ra các yêu cầu công việc mà phần cứng cần đáp ứng như sau :

ĐỌC / TẢI SOURCE VIDEO

Đây là nhiệm vụ chính của Ổ cứng lưu trữ (SSD - HDD)

Source sẽ được lưu trong thiết bị lưu trữ của bạn sau đó được đọc và tải vào phần mềm, vậy để tốc độ này được nhanh thì nó sẽ phụ thuộc vào chính tốc độ đọc ghi thiết bị lưu trữ của bạn. 

5SPC khuyên bạn nên sử dụng ổ cứng NVME gen 3.0 hoặc 4.0 để có thể tải source, tải file đọc file một cách nhanh nhất. Với những ổ cứng này nó cho phép các bạn có thể xem được cả những cảnh quay file RAW ở độ phân giải 4K+ real-time.

Ổ cứng HDD chỉ nên là thiết bị lưu trữ video cuối cùng sau khi đã encode và sử dụng để backup dữ liệu mà thôi

THAO TÁC TRONG TIME LINE

Chỉnh sửa, cắt ghép, hiệu ứng, chuyển cảnh... Đây là những nhiệm vụ của CPU và ở vấn đề cụ thể hơn.

Nếu bạn chuyên làm các project mang nặng về Effects bạn sẽ cần một CPU có xung nhịp càng cao càng tốt.

Các hiệu ứng được tính toán và xử lý theo nguyên tắc phân cấp, có nghĩa là nhân này xong sẽ tới nhân tiếp theo chứ không thể chia đều. Có nghĩa là CPU bạn dù có 6 nhân và có 4 công việc phải thực hiện thì sẽ chỉ có một nhân duy nhất xử lý tất cả công việc hiệu ứng trên khung hình đó.

Ví dụ thêm :

Bạn có một cảnh quay cần : 

-Time-remap

-Brightness /Contrast

-Shoulder

-Glow

Một thiết lập hiệu ứng rất cơ bản nhưng bạn không thể để 4 core làm 4 việc này đồng thời trên cùng 1 frame vì các tác vụ này phụ thuộc vào nhau. Bạn sẽ phải chỉnh time-remap trước, sau đó mới chỉnh độ sáng và tương phản sau đó mới tiếp tục đây là ví dụ của việc phân cấp xử lý.

Ví dụ như Time-remap bạn sẽ cần một CPU có xung nhịp càng cao càng tốt và bạn hoàn toàn có thể lựa chọn : I7-12700K, I9-12900K , I5-12600K ,RYZEN 9 5900X,RYZEN 5 5600X..

Nhưng nếu giả sử như trường hợp source bạn đang sử dụng là source RED có độ phân giải lên tới 4K, lúc này bạn lại cần một CPU có nhiều nhân thực để Decode source cho bạn để bạn có thể chỉnh sửa hiệu ứng mượt mà và đây là lúc bạn cần tìm điểm trung bình giữa việc nhiều nhân thực và xung nhịp cao.

Lúc này bạn sẽ phải cân nhắc đến I9-12900K, RYZEN 9 5950X, THREADRIPPER 3960X Đây là những con CPU nhân luồng cao và xung nhịp cũng khá cao để đáp ứng được cả yêu cầu cực nặng của bạn là vừa làm hiệu ứng nhưng trên source có res rất cao.

Đây là nhiệm vụ của RAM

LƯU TRỮ SOURCE FOOTAGE ĐÃ ĐƯỢC CHỈNH SỬA

Chỉnh sửa, cắt ghép, hiệu ứng, chuyển cảnh... Đây là những nhiệm vụ của CPU và ở vấn đề cụ thể hơn.

Việc này sẽ được thực hiện tự động từ các phần mềm chỉnh sử video mà bạn sử dụng.

Thời điểm bạn bấm playback timeline hoặc bấm xem trước video,.. thì phần mềm sẽ ngay lập tức :

-Đọc và decode source video hiển thị lên màn hình cho bạn.

-Tính toán các hiệu ứng, thao tác chỉnh sửa ảnh hưởng lên video đó

-Lưu trữ kết quả đã tính toán được vào RAM.

Tất cả các frame khi bạn chỉnh sửa thêm hiệu ứng, cắt ghép,… đều được lưu trong RAM và khi bạn muốn xem lại 1 frame hoặc cả một video đó thì phần mềm có thể hiển thị ngay kết quả đã lưu cho bạn xem luôn mà không cần phải thực hiện tính toán lại từ đầu. Điều này sẽ làm trải nghiệm của bạn khi làm việc trở nên rất mượt mà.

Vì vậy yêu cầu khi bạn chọn máy làm Edit video cũng như tất cả các phần mềm là RAM phải đủ, nếu không đủ phần mềm sẽ phải lưu những kết quả tính toán này vào cache của ổ cứng làm giảm tốc độ đi khi bạn muốn xem lại rất nhiều.

Đây là yêu cầu về ram cho editing tuỳ theo Res source của bạn.

Đây là nhiệm vụ của RAM

RENDER PROJECT

Thành định dạng Video của bạn

Toàn bộ project trong timeline đã được lưu vào cache và việc làm của phần mềm bây giờ là đọc tất cả các frame đã lưu trong cache RAM và lưu lại vào file video.

Giai đoạn cuối cùng của việc render là tiến hành encode video thành các tệp với định dạng mong muốn của bạn như : H.264,H.265,WMV9,ProRes,DNxHD,Cinepak,… và phần này sẽ do CPU cùng với Ổ cứng lưu trữ chịu trách nhiệm.

PC GRAPHIC DESIGN

1. CPU - BỘ XỬ LÝ TRUNG TÂM

CPU là trái tim, là đơn vị xử lý trung tâm của máy tính, nơi xử lý tất cả những tính toán – là bộ phận quan trọng nhất của chiếc máy tính. Đối với Graphic Design, CPU có vai trò: thay đổi màu sắc, canh lề, xử lý các lệnh, chức năng – xử lý yêu cầu và phản hồi lại kết quả.

CPU-min

CPU có hai cách xử lý tác vụ: (1) xử lý theo thứ tự  (2) xử lý đồng thời nếu CPU có nhiều nhân (core).

Đối với các phần mềm Thiết kế đồ họa Graphic Design 2D, xử lý nhiều tác vụ cùng lúc nghe có vẻ nhanh hơn, nhưng vấn đề khi có nhiều nhân  (core). Càng nhiều nhân, tốc độ xử lý càng chậm, thành ra lại chậm hơn so với CPU chỉ có một nhân. Hầu hết đối với các phần mềm thiết kế đồ họa, tác vụ xử lý ưu tiên trên một nhân, và không được lập trình xử lý trên nhiều nhân cùng lúc, và yêu cầu CPU có xung ở mức cao thay vì nhiều nhân.

Ví dụ, CPU 4 nhân có xung 5GHz (4-Core 5GHz CPU)  sẽ tối ưu hiệu năng hơn một CPU 32 nhân  có xung 2GHz  ở mỗi nhân. (32-Core 2GHz CPU).

Theo đó, CPU AMD Ryzen 5 5600 có thể phù hợp cho bất kỳ ai làm Thiết kế đồ họa (Photoshop, Illustrator, InDesign…) . Hoặc CPU AMD Ryzen 9 5900X phù hợp cho tác vụ tối ưu đa nhân như Rendering, Video-Encoding.

Bảng dưới đây so sánh một số dòng CPU có hiệu năng tốt nhất cho các phần mềm Thiết kế đồ họa, Photoshop.

Tên CPU Nhân (Cores) Xung Ghz Điểm tối ưu Photoshop
AMD Threadripper 2990WX 32 3.0 744
AMD Threadripper 2970WX 24 3.0 747 1300 0.575
AMD Ryzen 5 2600X 6 3.6 785 149 5.268
AMD Threadripper 2920X 12 3.5 811 369 2.198
AMD Ryzen 7 2700X 8 3.7 813 251 3.239
AMD Threadripper 2950X 16 3.5 815 729 1.118
Intel i9 9800X 8 3.8 841 589 1.428
Intel i9 9820X 10 3.3 845 889 0.951
Intel i5 9600K 6 3.7 881 262 3.363
Intel i9 9940X 14 3.3 893 1387 0.644
Intel i9 9960X 16 3.1 901 1684 0.535
Intel i9 9900X 10 3.5 903 989 0.913
Intel i9 9980XE 18 3.0 914 1979 0.462
AMD Ryzen 5 3600 6 3.6 915 199 4.598
Intel i9 9920X 12 3.5 917 1189 0.771
AMD Ryzen 5 3600X 6 3.8 925 249 3.715
Intel i9 9700K 8 3.6 931 362 2.572
AMD Ryzen 7 3700X 8 3.6 964 329 2.930
Intel i9 9900K 8 3.6 1026 488 2.102
AMD Ryzen 7 3800X 8 3.9 1027 399 2.574
AMD Ryzen 9 3900X 12 3.8 1040 499 2.084
Intel Core i9 10900K 10 3.7 1071 550 1.947
AMD Ryzen 5 5600X 6 3.7 1114 299 3.726
AMD Ryzen 9 5900X 12 3.7 1178 549 2.146
AMD Ryzen 7 5800X 8 3.8 1195 449 2.661
AMD Ryzen 9 5950X 16 3.4 1203 799 1.506
PC GRAPHIC DESIGN

2. RAM - BỘ NHỚ TẠM

Cấu hình quan trọng tiếp theo cần quan tâm đối với máy tính dùng cho Thiết kế đồ họa, đó là RAM. Dung lượng RAM tùy thuộc vào kích thước và số lượng hình ảnh sử dụng trong mỗi project, tuy nhiên 16GB RAM tối thiểu là phù hợp với nhiều loại project trong Thiết kế đồ họa.

RAM lưu trữ các dữ liệu tạm thời trong quá trình CPU xử lý các tác vụ tính toán. Cơ bản mọi thứ bạn đang làm được xử lý và lưu tạm thời trên RAM. Nếu dung lượng RAM không đủ khả năng lưu trữ lượng dữ liệu tạm thời đang xử lý, hệ thống sẽ chuyển những dữ liệu này đến những bộ nhớ khác (như là ổ cứng SSD, HDD) và khiến cho hiệu năng bị giảm sút, chậm và giật lag, ảnh hưởng đến máy và công việc.

Do đó, phải đảm bảo dung lượng RAM đủ cho hoạt động của các chương trình phần mềm. Vậy, như thế nào là đủ?! Hãy xem ví dụ như sau.

  • Sau khi cài đặt Windows, cần ít nhất 4GB RAM chỉ để hệ điều hành chạy mượt mà.
  • Với Photoshop, Illustrator, InDesign, sau khi khởi động vài giây sẽ chiếm đến 8GB RAM.
  • Với Chrome, dung lượng chiếm gần 1GB RAM.

RAM là linh kiện thú vị. RAM không khiến mọi việc trở nên nhanh hơn, nhưng nếu dung lượng RAM không đủ, thì tốc độ xử lý mọi tác vụ sẽ bị ảnh hưởng xấu. Do đó, hãy lựa chọn cho mình RAM có dung lượng dư thừa hơn là thiếu.

5SPC khuyên bạn nên sử dụng RAM có dung lượng tối thiểu 8GB cho công việc văn phòng, lướt web,  RAM 16GB khi sử dụng các phần mềm thiết kế đồ họa 2D, xử lý nhiều tác vụ cùng lúc.

Ngoài ra, để lựa chọn RAM tối ưu công việc thiết kế đồ họa, còn 2 tiêu chí quan trọng khác: Xung cao – Độ trễ thấp. Nếu bạn sử dụng CPU của AMD càng cần phải để ý đến thông số này (AMD nên chọn ram Dual channel thay vì Single channel và nên chọn Bus ram cao).

Ví dụ Ram có bus 3200Mhz và Cas 15 bao giờ cũng nhanh hơn Ram có bus 2666Mhz và Cas 16 hoặc Cas 17.( Bus là xung nhịp, tốc độ ram trong việc truyền dữ liệu và Cas hoặc CL được hiểu là độ trễ của việc truyền dữ liệu đó )

PC GRAPHIC DESIGN

3. GPU - CARD ĐỒ HỌA

GPU sử dụng cho các tác vụ tính toán màu sắc, hình ảnh… và thể hiện trên màn hình. Do đó, đối với một chiếc máy tính dùng để làm Thiết kế đồ họa, trang bị một chiếc GPU là điều không thể thiếu.

Nếu bạn di chuyển hình ảnh vào Photoshop hay Lightroom, GPU sẽ xử lý dữ liệu hiển thị này: tùy chỉnh hiển thị, kéo thả, xử lý… 

Đối với Graphic Design, không cần GPU với khả năng xử lý những tác vụ nặng như 3D Animation, Rendering, Video Editing hay Encoding… Các thao tác hình ảnh thực thiện với các phần mềm Graphic Design thường không cần GPU để cập nhật hình ảnh có độ phân giải cao nhiều lần trong 1 giây như trong các phần mềm Video Editing hay Animation.

Do đó, đối với  máy tính phù hợp cho Graphic Design, GPU là linh kiện mà bạn có thể tiết kiệm được ít tiền, vì không cần phải chọn cấu hình với tiêu chuẩn quá cao, nhưng hình ảnh vẫn được xử lý mượt mà, nhanh chóng.

Ví dụ, đối với Graphic Design với Nvidia GTX 1650 hoặc tốt hơn nữa là GTX 1660, giúp hỗ trợ hiệu năng cho máy tính của bạn trong thời gian lâu hơn.

ssd nvme speed

Theo đó, về mặt lý thuyết thì không có nhiều sự khác biệt nhiều giữa các dòng GPU. Cả dòng mắc tiền RTX 3090 có hiệu năng cũng tương tự như dòng trung như 3060 Ti. Vì vậy, bạn không cần phải chi quá nhiều tiền cho 1 chiếc GPU cao cấp (high-end) cho Graphic Design.

Còn 1 điều bạn cần lưu ý đối với việc hiển thị hình ảnh trong Graphic Design. Nếu bạn quan tâm sâu sắc đến việc thể hiện đúng màu sắc, dải màu, điểm màu… bạn cũng cần phải trang bị cho mình một chiếc màn hình đủ tốt, có thể thể hiện dải màu 10 bit hoặc lớn hơn.

PC GRAPHIC DESIGN

4. Ổ CỨNG LƯU TRỮ (SSD - HDD)

Đã là một người làm việc thì bạn sẽ có những dữ liệu về hình ảnh, footage,… và yêu cầu về dung lượng lưu trữ là không cần phải bàn cãi.

Khi bạn cần tốc độ để mở file, để mở phần mềm và các tác vụ liên quan khác, một bộ máy mạnh mà mở phần mềm chậm hay thao tác chậm chỉ vì tốc độ đọc ghi của ổ cứng chậm là một điều không nên có.

Ngày nay ổ cứng đã được nâng cấp lên những dòng PCIe 4.0 với tốc độ là cực kì khủng khiếp so với HDD ngày xưa và chi phí cũng không hề quá đắt đỏ.

Vì vậy đối với máy làm việc Graphic 5SPC khuyên bạn nên có tối thiểu 500G để bắt đầu làm việc, nếu thiếu dung lượng bạn hoàn toàn có thể lắp thêm về sau.

Tốc độ của các ổ cứng cũng khác nhau và chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn SSD NVME để làm ổ chính chạy win và cài phần mềm, thêm 1 ổ HDD để dành riêng lưu trữ dữ liệu sẽ là cực kì tối ưu về cả kinh tế lẫn hiệu năng làm việc mang lại.

Bạn có thể tham khảo qua 1 số ổ cứng PCIE 3.0 như Samsung 980 hoặc PCIE 4.0 như Samsung 980 Pro.

Bạn có thể tham khảo qua bảng sau để thấy được tốc độ chênh lệch giữa các chuẩn ổ cứng.

ssd nvme speed
PC GRAPHIC DESIGN

5. MAINBOARD - BO MẠCH CHỦ

Đây là linh kiện cực kì quan trọng nhưng 5SPC để ý và thấy khách hàng thường bỏ qua phần này và lựa chọn theo kiểu lắp vừa lên hình là được. Nhưng 5SPC mong các bạn hãy để ý đến linh kiện này vì nó là nơi kết nối tất cả các linh kiện trong PC lại với nhau. Ngoài ra nó còn là nơi cấp điện cho CPU,RAM, thậm chí GPU và NVME hoạt động.

Bạn cần chọn một mainboard có đủ chuẩn kết nối để đáp ứng nhu cầu của bạn về cổng USB connect, chọn mainboard có tản nhiệt mạch VRM tốt để giải nhiệt cho cụm VRM này vì đây là nơi lọc điện, hiệu chỉnh điện áp điện để cấp điện cho CPU hoạt động liên tục. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu năng của CPU và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của bạn.

5SPC khá bất ngờ khi một số bạn mua máy chạy CPU I5-12600K thậm chí I7 mà dùng những con main như H610 và B660 dòng thấp để sử dụng, đồng ý là nó rẻ nhưng nó sẽ kéo hiệu năng CPU của bạn giảm từ 30% trở lên. Bạn có thể đặt một con CPU I7-10700K vào main H510 chẳng hạn, nó sẽ chạy và hoạt động bình thường nhưng xung nhịp khi bạn chạy nặng nó chỉ có ½ và thậm chí còn không thể hoạt động tất cả các core vì thiếu điện và mainboard không thể hỗ trợ.

Bạn cũng nên để ý về khả năng nâng cấp về sau của mainboard để lựa chọn về slot PCIe nếu sau này bạn có nhu cầu sử dụng Multi GPU để Render GPU hoặc Simulator chẳng hạn.

Nguyên tắc chọn main 5spc gợi ý bạn có thể như sau:

  • Về thương hiệu : MSI, GIGABYTE, ASUS, ASROCK.
  • Dòng Mainboard:

I3-I5 thường -> dòng H hoặc B thấp

I5 có K hoặc I7 -> Dòng B cao hoặc dòng Z phổ thông.

I9 -> Dòng Z TOP.

ssd nvme speed
PC GRAPHIC DESIGN

6. PSU - NGUỒN MÁY TÍNH

Đây tiếp tục là một thành phần quan trọng mà rất nhiều bạn chọn máy cũng xem nhẹ và chẳng mấy để tâm. Nguồn như trái tim của PC vậy nó cung cấp điện cho tất cả các linh kiện cùng hoạt động.

Nguồn như trái tim của PC vậy nó cung cấp điện cho tất cả các linh kiện cùng hoạt động. Dòng điện mạnh và sạch thì PC mới hoạt động ổn định và chạy hết hiệu năng của mình. Dòng điện mạnh và sạch này sẽ do một phần lớn từ tụ và bộ lọc điện của PSU quyết định. 

Ngoài ra nguồn thông minh còn có tác dụng ngắt điện khi xảy ra hiện tượng chạm điện hoặc đoản mạch, giúp bảo vệ tất cả linh kiện của PC được an toàn.

Một vấn đề nữa là hãy cộng TDP của các linh kiện có trong PC để chọn bộ nguồn có công suất phù hợp , tránh bị quá tải, tụt áp hoặc không đủ công suất để hoạt động, nên chọn dư 100W đổ lên để đảm bảo hoạt động ổn định và có thể nâng về sau hoặc lắp thêm thiết bị mà không quá lo lắng.

ssd nvme speed
PC GRAPHIC DESIGN

7. CPU COOLING, FANLED - BỘ TẢN NHIỆT TÍCH HỢP

Đây là một linh kiện cũng lại dùng từ quan trọng bị bỏ qua khá nhiều,Khi bạn chọn mọi linh kiện đều tốt và ổn định nhưng lại tiếc tiền cho tản nhiệt là một sai lầm lớn.

Những CPU có xung nhịp cao và nhân thực nhiều thường sẽ rất nóng và để hoạt động ổn định, đạt hiệu năng cao nhất cần có thiết bị tản nhiệt phù hợp để có thể giải nhiệt làm mát cho CPU. 

5SPC khuyên bạn hãy lựa chọn tản nhiệt phù hợp, các hãng nổi tiếng có thể kể đến như : Coolermaster, Noctua,Xigmatek,ID Cooling,NZXT,Deep Cool,Phanteks,

Tản nhiệt CPU cũng có 2 loại chính là : Liquid và Air ( tức là chất lỏng ( nước coolant ) và Khí). 

Không bàn về độ màu mè hay vẻ đẹp thì những bộ máy tầm trung SD CPU I7 đổ xuống có thể chọn tản khí vì độ an toàn, dễ bảo trì và bền bỉ hơn tản nước.

Tản nước sẽ phù hợp cho những PC sử dụng I9 hoặc Ryzen 9 , Threadripper trở lên.

Ngoài ra một thành phần tản nhiệt khá quan trọng là Fan (quạt) tản nhiệt. Ngoài vấn đề về màu sắc, đẹp ra thì nó có tác dụng cụ thể về việc tối ưu airflow trong PC và làm mát toàn bộ linh kiện bên trong PC. Hãy chọn những loại Fan có RPM tức là tốc độ vòng quay cao để tạo ra luồng gió đủ mạnh và mát. Bạn có thể tham khảo Fan của : Coolermaster, Xigmatek, NZXT, Noctua,Phanteks.

ssd nvme speed
PC GRAPHIC DESIGN

8. VỎ CASE PC

Về phần vỏ case thì yếu tố thẩm mĩ tuỳ mỗi bạn có một quan điểm, 5SPC chỉ có vài lời khuyên về vỏ case để tối ưu về hiệu năng bổ trợ.

Chọn case có không gian rộng để không khí lưu thông và phú hợp cho một số nhu cầu nâng cấp về sau thì cần để ý đến kích thước hỗ trợ GPU hoặc số Slot PCIe để hỗ trợ nâng cấp 2 GPU hoặc 3GPU về sau.

ssd nvme speed
TỔNG HỢP

CẤU HÌNH PC GRAPHIC DESIGN TỐI ƯU

I am text block. Click edit button to change this text. Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Ut elit tellus, luctus nec ullamcorper mattis, pulvinar dapibus leo.

PC GRAPHIC DESIGN

LỰA CHỌN CẤU HÌNH CÓ SẴN

ĐƯỢC NGHIÊN CỨU & KIỂM TRA KỸ CÀNG, TỐI ƯU CHO NHÓM CÔNG VIỆC
PC Gaming 5SPC 2.5 GNM005 FINAL
PC Gaming 5SPC 2.5 GNM005 FINAL
PC Gaming 5SPC 2.5 GNM005 FINAL
PC Gaming 5SPC 2.5 GNM005 FINAL
PC Gaming 5SPC 2.5 GNM005 FINAL
PC Gaming 5SPC 2.5 GNM005 FINAL
PC GRAPHIC DESIGN

XÂY DỰNG CẤU HÌNH THEO NHU CẦU RIÊNG

Chat ngay với team Tư Vấn 5SPC để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.